Englishen

8 trải nghiệm đáng thử ở Huế

Thứ hai, 28/03/2022, 14:05 GMT+7

Mặc cổ phục đi dạo Đại Nội, đạp xe trên cầu Trường Tiền ngắm hoàng hôn, thưởng thức bún bò chuẩn vị... là những gợi ý cho du khách.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-1_1

Đón bình minh trên Đầm Chuồn

Đầm Chuồn là điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, ở xã Phú An, huyện Phú Vang, cách trung tâm TP Huế khoảng 20 phút đi xe. Nơi đây nổi tiếng bởi vẻ đẹp bình yên, đặc biệt trong bình minh khi ánh nắng đầu ngày như dát vàng cả vùng nước rộng lớn.

Từ khi mặt trời chưa ló rạng, cũng là lúc ghe, thuyền của ngư dân tấp nập kéo cá về. Du khách có thể thuê ghe tham quan ở nhà những ngư dân giá mỗi chuyến 200.000-250.000 đồng cho bốn đến sáu người, du ngoạn khắp mặt đầm. Sau khi thăm đầm, du khách nên tới chợ làng Chuồn nơi bán các loại cá tươi mới đánh bắt. Đừng quên thưởng thức cháo lòng, bún nghệ xào lòng... dân dã.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-2_1

Chụp ảnh cổ phục ở Đại Nội Huế

Đại Nội Huế hay Tử Cấm Thành là hoàng cung còn lại duy nhất của Việt Nam, do triều Nguyễn xây dựng từ năm 1805. Đây từng là trung tâm sinh hoạt chính trị và hành chính quan trọng nhất của triều đình, cũng là nơi sinh hoạt của vua và hoàng gia. Trải qua hai thế kỷ, với dòng chảy thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, nơi này vẫn giữ diện mạo ban đầu.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-3_1

Đại Nội là điểm tham quan mang đậm giá trị lịch sử, nhiều du khách yêu thích chụp ảnh với áo dài, áo Nhật Bình. Ở đây, du khách có thể ghi lại những bức ảnh "xuyên không" tại cổng Ngọ Môn, Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, lầu Ngũ Phụng, hành lang đỏ, cửa Hiển Nhơn... hay bên hông điện Thái Hòa.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-4_1

Thăm lăng mộ vua Gia Long

Lăng Gia Long hay Thiên Thọ Lăng là lăng mộ của Gia Long Hoàng Đế, vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng nằm trên một quả đồi bằng phẳng của Thiên Thọ Sơn, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20km về phía Tây. Đây là khu lăng mộ có quy mô lớn nhất của triều Nguyễn, rộng hơn 28 km2, chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bờ Tả Trạch - một nhánh của sông Hương.

Lăng Gia Long có vị trí phong thủy đẹp nhất trong lăng của các vị cua triều Nguyễn. Lăng cũng có điểm đặc biệt duy nhất khi vua và hoàng hậu được đặt cạnh nhau. Ngoài ra, du khách có thể thăm Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng...

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-5_1

Vãn cảnh chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu từng là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ có từ triều Nguyễn, nằm ở đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân. Ngôi chùa mang nét cổ kính, nằm ẩn trong một rừng thông rộng lớn, với khe nước uốn quanh. Du khách tới đây đều ấn tượng với vẻ thanh bình, tĩnh tâm.

Tới đây du khách đừng quên thăm bảo tháp cổ, nơi chôn cất các vị hòa thượng có công xây dựng nên chùa Từ Hiếu, hay khu lăng mộ riêng biệt chôn cất các vị thái giám triều Nguyễn xưa kia góp tiền xây dựng chùa.
Ghé làng hương 700 năm tuổi

Trong đường thăm Lăng mộ vua Tự Đức, du khách có thể kết hợp tới làng hương Thủy Xuân, trên đường Huyền Trân Công Chúa. Bước từ xa tới, du khách có thể ngửi thấy mùi hương trầm mặc tỏa trong không khí. Đây là mùi hương từ nhiều nguyên liệu cầu kỳ như ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn.

Người dân ở đây thường nhuộm nửa thân hương với nhiều màu sắc, xòe ra giống như những đóa hoa, thu hút du khách tham quan, hợp để chụp ảnh với nón lá. Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm làm hương miễn phí.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-6_1

Ghé làng hương 700 năm tuổi

Trong đường thăm Lăng mộ vua Tự Đức, du khách có thể kết hợp tới làng hương Thủy Xuân, trên đường Huyền Trân Công Chúa. Bước từ xa tới, du khách có thể ngửi thấy mùi hương trầm mặc tỏa trong không khí. Đây là mùi hương từ nhiều nguyên liệu cầu kỳ như ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn.

Người dân ở đây thường nhuộm nửa thân hương với nhiều màu sắc, xòe ra giống như những đóa hoa, thu hút du khách tham quan, hợp để chụp ảnh với nón lá. Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm làm hương miễn phí.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-7_1

Thưởng thức bún bò Huế

Du khách ở các địa phương có thể từng ăn bún bò Huế, song đừng quên thưởng thức món chính gốc này tại đất cố đô. Người dân Huế thường gọi món ăn này là bún bò hoặc bún bò giò heo.

Nước dùng bún ở Huế có ruốc và giò heo hầm nên thường ngọt thanh và vị mặn, cay nồng hơn. Mỗi suất bún ở Huế cũng nhỏ hơn, ăn kèm thịt bò, gân bò, chả cua, tiết... Trên ảnh là bún bò gân Mệ Sang, ở đường Chi Lăng.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-8_1

Ăn đặc sản bánh ép

Bánh ép là đặc sản du khách nên thử khi tới thăm cố đô. Món ăn được làm từ bột lọc, trứng, thịt lợn rim, hành lá... Bột bánh cùng nhân được đặt giữa 2 tấm gang nóng trên bếp than và ép chặt khoảng 5-6 giây. Người làm thêm một trứng cút và tiếp tục ép, lật đều 2 mặt. Du khách có thể ăn dẻo hoặc yêu cầu bánh giòn, ép lâu hơn. Bánh ép được cuốn với dưa chuột, rau sống, dưa góp và chấm với nước dùng chua cay. Một địa chỉ gợi ý là quán Mệ Thy - Kiệt ở 45 Đỗ Nam.

TSTtourist-8-trai-nghiem-dang-thu-o-hue-9_1

Ngắm hoàng hôn trên cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền, biểu tượng của xứ Huế, là điểm ngắm hoàng hôn lãng mạn. Bạn có thể chậm rãi đạp xe, hay chạy bộ trên làn đường riêng, bắt trọn khung cảnh nắng cuối ngày trên dòng sông Hương.

(Nguồn: Lan Hương - Ảnh: Đức Hiếu, VN Express, Thứ hai, 28/3/2022, 02:11 (GMT+7))